image banner
     

“Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS TẠ AN KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trường Trung học cơ sở Tạ An Khương được thành lập ngày 01/7/1999 theo Quyết định số 24/QĐ-UB ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Ủy ban Nhân dân Huyện Đầm Dơi tại địa chỉ Ấp Tân Phú, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi.

Tạ An Khương là xã vùng nông thôn, cách thị trấn Đầm Dơi khoảng 05 km về phía Đông Nam. Hoạt động đời sống kinh tế chủ yếu là nuôi tôm tự nhiên, thu nhập còn thấp; mặt bằng dân trí chưa cao, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình...

Về cơ cấu tổ chức: Năm học 2019 -2020 có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 28 người; Trình độ chuyên môn: Đại học: 23, Cao đẳng: 02; Trung cấp: 02; (01 Bảo vệ chưa qua đào tạo); có 10 lớp với 382 học sinh.

Về sơ sở vật chất: Với diện tích 4.653,2m2 trường được thiết kế, xây dựng gồm 3 khu, tổng cộng 31 phòng; trang thiết bị, bàn ghế, sân chơi, bãi tập cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường.

Chi bộ hiện có 26 Đảng viên và luôn giữ vai trò lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh; Công đoàn vững mạnh. Đoàn Đội vững mạnh, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ phong trào Đoàn Đội trường học.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Tạ An Khương đã khẳng định được chức năng, nhiệm vụ của mình, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một nâng lên vững chắc, tạo được niềm tin đối với Đảng bộ, chính quyền, phụ huynh và các em học sinh, năm 2014 Trường THCS Tạ An Khương được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia.

1. Môi trường bên trong

a. Điểm mạnh

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Công tác tổ chức quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Là một tập thể đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, tích cực ứng dụng công nghệ (CNTT) trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Phần lớn trên chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao.

* Chất lượng học sinh (từ năm 2016 – 2019, có phụ lục kèm theo).

* Về cơ sở vật chất

- Tổng số phòng 31 phòng. Trong đó:

+ Phòng học: 08

+ Phòng làm việc: 11

+ Phòng chức năng, bộ môn: 08

+ Phòng khác: 04

- Máy tính làm việc: 04 máy

- Máy tính dùng để giảng dạy Tin học: 23 máy;

- Ti vi để phục vụ giảng dạy: 06 cái.

- Âm thanh: 01 bộ

- Bàn ghế HS: 168 bộ

- Bàn ghế GV: 10 bộ

- Bảng đen: 30 cái

*Thành tích

Từ năm học 2016 – 2017 – 2018 – 2019:

- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh.

- Trường: Tập thể Lao động tiên tiến.

- Công đoàn: Vững mạnh.

- Đoàn Đội: Vững mạnh.

b. Điểm hạn chế

* Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu

- Chưa chủ động tuyển chọn được giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.

- Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

- Đôi lúc còn thiếu tính chủ động trong công việc, thiếu kinh nghiệm quản lý.

- Công tác quy hoạch bồi dưỡng còn khó khăn, do tính nổi bật, nổi trội của đội ngũ trong diện quy hoạch khá đồng đều.

* Đội ngũ giáo viên, nhân viên

- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới.

- Trình độ ngoại ngữ còn thấp đây là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận những cái mới của khu vực và trên thế giới.

- Việc tự học, tự bồi dưỡng, công nghệ thông tin còn có nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet.

* Chất lượng học sinh

- Chất lượng chưa đồng đều, một bộ phạn học sinh có ý thức kém trong học tập và rèn luyện..

- Chất lượng học sinh đầu vào chưa được cao, số lượng học sinh lớp 5 vào lớp 6 vẫn còn thấp; vì vậy nguồn số lượng và chất lượng đào tạo học sinh giỏi, học sinh năng khiếu các môn văn hóa thấp (không có nhân tố nổi bật để tạo dựng phong trào).

* Cơ sở vật chất

Tuy đã cơ bản đáp ứng được so với hiện tại; song chưa đảm bảo quy chuẩn, chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học, phòng làm việc, hệ thống phòng chức năng, nhà vệ sinh, nhà xe, hệ thống thoát nước …xuống cấp, nhiều thiết bị dạy học đã hư hỏng và thiếu so với quy định; diện tích sân chơi nhỏ hẹp, ẩm thấp, thiếu trang thiết bị thí nghiệm thực hành, đặc biệt là hóa chất thí nghiệm, nhà trường chưa có nhà để xe cho HS, chưa có nhà đa năng phục vụ cho các hoạt động giáo dục.

2. Môi trường bên ngoài

Trường THCS Tạ An Khương thuộc địa bàn xã Tạ An Khương, là địa phương có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, người dân có truyền thống hiếu học, là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, địa bàn xã rộng, có nhiều kênh rạch, lộ nông thôn chưa phủ khắp, việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn; lao động phổ thông nhiều, thu nhập bình quân đầu nguời còn ở mức thấp, các tệ nạn xã hội phức tạp... Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý; chúng tôi nhận thấy các thời cơ, và các thách thức sau:

3. Thời cơ

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.

- Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

- Nhà trường là cơ sở giáo dục có bề dày truyền thống dạy tốt- học tốt trên 20 năm, là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương. Trong nhiều năm liền luôn là đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu đổi mới và hội nhập.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng khi xã Tạ An Khương đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Thách thức

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu dạy học.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập;  sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng của một số giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên hạn chế..

- Các trường THPT trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.

- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất nhằm đáp ứng toàn bộ các hoạt động giáo dục.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hóa với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.

- Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; chú trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu để học sinh có điều kiện thích ứng và hòa nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề cho học sinh.

- Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI 

1. Quy mô số lớp, số học sinh

Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020 - 2025 (Số HS mỗi lớp từ 35 - 40 HS)

Năm học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Toàn trường

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

2020 - 2021

3

120

3

124

2

99

2

85

10

428

2021 - 2022

3

101

3

120

3

124

2

99

11

444

2022 - 2023

3

135

3

101

3

120

3

124

12

480

2023 - 2024

4

171

3

135

3

101

3

120

13

527

2024 - 2025

4

152

4

171

3

135

3

101

14

559

2. Tầm nhìn: Là một trong những trường có chất lượng tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư và ngành giáo dục, là nơi cha mẹ học sinh tin cậy, an tâm về chất lượng đào tạo, giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên phát triển tài năng cá nhân của con em mình góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp

3. Sứ mệnh: Xây dựng được một môi trường học tập lành mạnh có chất lượng giáo dục tốt, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình, chất lượng giáo dục chuẩn, bền vững, nề  nếp, kỉ cương đáp ứng theo yêu cầu phát triển địa phương.

4. Các giá trị cốt lõi

- Tinh thần, trách nhiệm - Sáng tạo đổi mới.

- Hợp tác, chia sẻ - Đoàn kết, dân chủ.

- Kỷ cương, nề nếp - Truyền thống, hội nhập.

III. CÁC NHÓM PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

1. Nhóm phát triển các hoạt động giáo dục

1.1. Phát triển giáo dục

1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục

- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

- Hoàn thành mục tiêu công nhận lại trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng năm học 2020 -  2021.

1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục

- Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hòa nhập và chia sẻ. Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

+ Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá hằng năm đạt mức về chuẩn nghề nghiệp đạt khá, giỏi từ 80% trở lên; Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy.       

+ Có trên 95% giáo viên, nhân viên đạt trình độ Đại học.

-  Học sinh:

+ Quy mô lớp và học sinh: Duy trì giữ vững và phát triển số lớp và số học sinh hằng năm, đến năm 2024 - 2025 trường có 14 lớp với 559 học sinh.

+ Chất lượng hai mặt giáo dục: Hằng năm đạt học lực khá, giỏi từ: đạt 45% trở lên; Hạnh kiểm Khá, tốt đạt: 98% trở lên.

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hằng năm đạt 98% trở lên.

+ Tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 01%.

1.1.3. Giải pháp thực hiện

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục.

- Nâng cao năng lực quản lí, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

- Nâng cao các hoạt động chuyên môn của giáo viên, hoạt động học của học sinh.

- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động giáo dục.

- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động giáo dục của đơn vị.

1.2. Đảm bảo chất lượng

1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

- Đảm bảo về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Đảm bảo về cơ sở vật chất.

1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng.

- Quản lý chất lượng dạy học của giáo viên.

- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.

- Chỉ đạo thực hiện chuyên đề, hội giảng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng.

- Được thực hiện dựa trên sứ mệnh, mục tiêu, triết lý giáo dục và chính sách chất lượng của trường.

- Luôn coi học sinh là trung tâm, lấy giáo viên là động lực trong hoạt động giảng dạy.

- Thường xuyên đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá các bài giảng áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ hành chính và cán bộ quản lý có đủ trình độ, phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu giáo dục.

- Luôn luôn quan tâm và tạo môi trường thuận lợi để cho học sinh tự do phát triển năng lực sáng tạo của mình;

- Định kỳ xem xét, cải tiến phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng các lĩnh vực hoạt động của trường.

1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổng thể cải tiến chất lượng nhà trường theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Triển khai hiệu quả công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và cải tiến sau đánh giá ngoài

2. Nhóm phát triển đội ngũ

2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

- Đảm bảo số lượng về đội ngũ cán bộ, viên chức.

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học.

- Bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tổ.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn.

- Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên đạt trình độ chuẩn đối với các nhân viên cần có trình độ chuẩn tối thiểu từ trung cấp trở lên; bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên còn lại.

2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2020 đến 2025

Năm học

Số lớp

TS CB, GV, NV

CBQL

GV

GV TPT

Nhân viên

Bảo vệ

Kế toán

Văn thư

Y tế

Thư viện

Thiết bị

2020 - 2021

10

28

2

19

1

1

1

1

1

1

1

2021 - 2022

11

30

2

21

1

1

1

1

1

1

1

2022 - 2023

12

32

2

23

1

1

1

1

1

1

1

2023 - 2024

13

34

2

25

1

1

1

1

1

1

1

2024 - 2025

14

36

2

27

1

1

1

1

1

1

1

2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo.

- Đổi mới công tác đánh giá giáo viên.

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Tạo điều kiện ứng dụng kiến thức vào thực tế.

- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện; giao lưu, học hỏi..

3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở vật chất của trường theo quy hoạch Trường đạt chuẩn Quốc gia nhằm đảm bảo chuẩn hóa về diện tích xây dựng, diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, sân chơi, bãi tập.

- Đầu tư, trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học, đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.

3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất

* Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025

 

Hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

Diện tích

(m2)

Ghi chú

Khối phòng học

Phòng

08

420 m2

Nâng cấp và sửa chữa

Khối phòng học bộ môn (chức năng)

Phòng

08

407,9 m2

Nâng cấp và sửa chữa

Khối phòng hành chính quản trị

Phòng

11

264,76 m2

Nâng cấp và sửa chữa

Nhà vệ sinh GV, HS

Phòng

02

60 m2

Nâng cấp và sửa chữa

Sân chơi, hệ thống thoát nước, biển trường; hệ thống cây xanh và các hạng mục công trình khác

Nâng cấp toàn bộ sân chơi và hệ thống thoát nước, cây xanh, biển trường và các hạng mục công trình khác so với hiện nay.

* Mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2020 đến 2025

- Bàn ghế học sinh: 100 bộ ; Bàn ghế giáo viên: 10 bộ; Bảng chống lóa: 10 cái; Tủ đựng hồ sơ: 10 cái; Kệ thư viện: 05 cái; Kệ đựng dụng cụ phòng thiết bị: 05 cái

- Máy chiếu: 01 máy; Ti vi màn hình lớn: 05 cái

- Đàn organ: 01 cây; Nệm thể dục: 05 bộ

- Bộ máy tính phục vụ làm việc: 05 bộ

- Máy photo: 01 cái; Máy scan văn bản: 01 cái; Bộ âm thanh: 01 bộ.

- Các bộ dụng cụ thực hành: Toán - Lý, Hóa – Sinh: 16 bộ.

- Các bộ thiết bị dạy học tối thiểu: 48 bộ

3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất giai đoạn 2020- 2025

- Rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu về cơ sở vật chất.

- Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

- Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức khác để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở vật chất của trường.

4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

* Kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch tài chính.

- Lập dự toán.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tài chính trong nhà trường.

* Biện pháp tăng nguồn lực tài chính

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động tài chính trong nhà trường:

+ Huy động các nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, nguồn thu sư nghiệp, nguồn kinh phí khác..).

+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Thực hiện kế hoạch chi tiêu (chấp hành dự toán)

+ Theo dõi việc cấp phát hạn mức kinh phí

+ Xây dựng nề nếp làm việc của kế toán.

- Kiểm tra, phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong nhà trường.

+ Thực hiện tốt các nguyên tắc tự kiểm tra tài chính, kế toán.

+ Kiểm tra đảm bảo các nội dung theo quy định

+ Bảo đảm công tác giám sát của tổ chức Công đoàn trong công tác quản lý tài chính.

4.2. Giải pháp thực hiện

- Nhà trường cần thực hiện công tác tài chính đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật.

- Cần đa dạng hóa các nguồn tài chính để không chỉ cải thiện khả năng tài chính của các đơn vị mà còn giúp đơn vị đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài.

- Có chính sách thu hút cán bộ, giáo viên thông qua các chính sách ưu đãi về thu nhập, cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến...

- Thường xuyên cập nhật kiến thức, đào tạo cán bộ giảng dạy nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng.

5. Phát triển và quảng bá thương hiệu

- Xây dựng và khai thác có hiệu quả website của trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí… Khuyến khích giáo  viên  tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

Thông tin nội dung cơ bản của kế hoạch chiến lược phát triển trên website của trường.

1.2. Xây dựng lộ trình

* Giai đoạn 2020 – 2021

- Tăng cường huy động nguồn lực tài chính.

- Mua sắm trang thiết bị dạy học; xây dựng trang website.

- Trồng lại cây xanh, nâng cấp hàng rào, biển trường..

- Phấn đấu Trường đạt chuẩn QG mức độ 2; kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.

* Giai đoạn 2021 – 2022

- Huy động nguồn lực tài chính.

- Nâng cấp, sửa chữa phòng làm việc, phòng học, nhà vệ sinh…

- Đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị phòng học bộ môn, thiết bị tin học..

* Giai đoạn 2022 – 2023

- Huy động nguồn lực tài chính.

- Nâng cấp sân trường, các phòng chức năng.

- Trang bị thêm tủ, bàn ghế GV, HS, bảng đen..

- Hoàn thành mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GV, nhân viên (95% đại học).

* Giai đoạn 2023 - 2024

- Huy động nguồn lực tài chính.

- Tiếp tục đầu tư về công cụ, dụng cụ văn phòng; trang thiết bị dạy học; nâng cấp và trang bị máy tính, sách, tài liệu...cho thư viện.

* Giai đoạn 2024 – 2025

- Huy động nguồn lực tài chính.

- Hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học và các mục tiêu đội ngũ, chất lượng.

- Phấn đấu Trường đạt chuẩn QG mức độ 3; kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.

1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

- Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị. Thành lập Ban kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng năm học, theo lộ trình thực hiện.

- Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, đề ra kế hoạch biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng nội dung công việc cụ thể đến giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường, theo dõi chất lượng dạy và học, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và đề xuất các giải pháp thực hiện theo từng năm học.

- Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, đề ra phương pháp giảng dạy, chỉ tiêu phấn đấu chất lượng đạt được, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên và đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch trong thời gian tới cho phó Hiệu trưởng.

- Giáo viên, nhân viên: Căn cứ theo kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của đơn vị để xây dựng kế hoạch công tác phù hợp với nhiệm vụ được phân công theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch cho tổ chuyên môn.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Hằng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: Tăng cường giáo dục gia đình, quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường; Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

V. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Hằng năm có kế hoạch phân bổ, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất giúp cho nhà trường đạt các chỉ tiêu giáo dục theo quy định.

- Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.

2. Đối với chính quyền địa phương

- Quân tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất - hạ tầng theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát triển nông thôn mới để nhà trường thực hiện thắng lợi Kế hoạch chiến lược.

- Đưa các tiêu chí phát triển giáo dục vào Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND hằng năm.

Tác giả: Trường THCS Tạ An Khương

2022 © Trường THCS Tạ An Khương
Điện thoại: 0944126777
Email: c2taankhuong.pgddamdoi@camau.edu.vn
Địa chỉ: Xã Tạ An Khương - Huyện Đầm Dơi - Tỉnh Cà Mau

Đăng nhập hệ thống